6 Điều không khiến bạn rớt Visa
Có thể bạn rất “uất ức”, “phẫn nộ”, “hoang mang” khi chuẩn bị hồ sơ Visa hoành tráng đến thế mà vẫn…rớt. Dưới đây là vài sai lầm cơ bản mà nhiều người mắc phải trong quá trình xin Visa các nước phát triển dẫn đến tiền mất, bực mang. Đọc xem có mình trong đó không nhé.
1. Không Trung Thực, Nói Dối
Mình ngưỡng mộ vô cùng những bạn nghĩ là đủ khả năng để qua mặt các nhân viên lãnh sự được đào tạo chuyên nghiệp để phát hiện nói dối.
Khi mình nói rằng bạn phải luôn luôn trung thực khi nộp hồ sơ/phỏng vấn xin Visa, nghĩa là bạn tuyệt đối đừng nên nói dối.
Các cơ quan lãnh sự có đủ phương tiện, công cụ và khả năng để điều tra background (lý lịch trích ngang, trích dọc) của bạn, hỏi vặn vẹo, quan sát bạn (từ khi bạn bước chân vô văn phòng của họ) rất kỹ để phát hiện nếu bạn không trung thực.
Hậu quả của việc không trung thực thì thôi mình khỏi nói. Bạn có người thân ở Úc nhưng lại không chịu khai, bạn từng bị từ chối Visa Mỹ trước đây nhưng giấu, bạn đang làm part time nhưng nói dối là làm full time vì nghĩ rằng khả năng đậu sẽ cao hơn….Tất cả đều sẽ dẫn đến kết quả cuối cùng là rớt Visa và có thể bị cấm xin Visa vĩnh viễn.
2. Không Logic, Không Hiểu Tâm Lý Nhân Viên Lãnh Sự Quán
Nhiều bạn giỏi tiếng Anh, nghĩ chuyện điền form cực kỳ đơn giản nhưng khai thông tin không logic và thế là cũng…rớt.
Nói đâu xa cô bạn mình là Việt Kiều Mỹ muốn mời Mẹ qua chơi, anh chồng cũng Việt Kiều, là kỹ sư và ở Mỹ hơn 20 năm rồi. Thế nhưng chỉ vì anh chồng khai mời mẹ vợ qua sáu tháng để giữ cháu ngoại mới sinh nên…rớt. Trời ơi, qua chơi 1 – 2 tháng thì được chứ ở 6 tháng như vậy thì một lao động Mỹ mất việc làm rồi, người Mỹ không chịu đâu.
Đứa em mình ở công ty Freevisa còn kể, có bạn kia khai form giùm cho bà dì đi thăm họ hàng. Nghe người ta nói khai đi du lịch sẽ dễ đậu hơn, nhưng cuối cùng cũng…rớt. Nghĩ cho logic, dì lớn tuổi rồi, không rành tiếng Anh sao đi du lịch tự túc được. Thiếu logic vậy nên nhân viên lãnh sự quán từ chối là đúng rồi.
Xem thêm: Xin Visa Hong Kong – Hồ Sơ Visa Hong Kong Chi Tiết Nhất
3. Không Biết Mình Đang Đi Đâu, Làm Gì
Có anh kia nhà giàu, mua tour đi Mỹ cho giống bao người. Nhưng đến khi vô phỏng vấn, nhân viên lãnh sự hỏi đi đâu ảnh trả lời hồn nhiên tui đâu có biết, tui mua tour đi mà. Kết cục ai cũng biết, nhân viên lãnh sự mời anh đi về với kết quả rớt.
Rất nhiều người sẽ tự hỏi tờ lịch trình du lịch được yêu cầu trong hồ sơ xin Visa có ý nghĩa gì và tầm quan trọng như thế nào. Dạ, nó rất quan trọng ạ. Nó thể hiện rằng bạn thực sự nghiêm túc về chuyến đi, chỉ có nhu cầu du lịch chứ không làm việc trái phép, không trốn ở lại nước của họ.
Lịch trình càng chi tiết, khả năng đậu Visa càng cao. Lịch trình cần thể hiện được kế hoạch du lịch đã được nghiên cứu kỹ lưỡng (nếu đi tự túc.)
Nên liệt kê từ ngày một đến ngày cuối chuyến đi, mỗi ngày cần thể hiện được: thành phố sẽ đến, nơi tham quan, nơi lưu trú (tên khách sạn/hostel, địa chỉ, số điện thoại, website nếu có.)
Cùng với lịch trình cần đính kèm theo xác nhận đặt phòng tại khách sạn/hostel, nếu mua tour sẵn thì trình hoá đơn, giấy xác nhận đặt tour. Nếu đặt phòng thì lên booking.com mà đặt, vì trên đó cho bạn đặt phòng và huỷ phòng miễn phí trong một thời hạn nhất định.
4. Không Có Đủ Tiền Hoặc Có Quá Nhiều Tiền
Nghe thì hơi mâu thuẫn nhưng cả hai trường hợp trên đều có thể khiến bạn rớt Visa. Không có đủ tiền thì rõ rồi, ai rảnh đâu cho bạn Visa đi du lịch nước người ta. Người ta cấp Visa để bạn sang đó xài tiền làm lợi cho đất nước của họ mà.
Cơ mà có quá nhiều tiền cũng dễ chết lắm, nhất là khi bạn không giải thích, chứng minh được tiền từ đâu ra. Lương ba cọc ba đồng mà tự nhiên sổ tiết kiệm hơn 500 triệu thì dĩ nhiên ai cũng sẽ nghi ngờ thôi. (Nên mình cũng khuyên chân thành các bạn hay dùng dịch vụ này là cái gì cũng vừa vừa phải phải thôi nha.)
Chứng minh tài chính là một phần không thể thiếu trong hồ sơ xin Visa. Sai lầm thường mắc phải là bình thường không có sổ tiết kiệm, đến khi xin Visa mới gửi tiền vô ngân hàng.
Bất cứ sổ tiết kiệm nào trên dưới một tháng đều đáng nghi cả, nên tốt nhất là hãy chuẩn bị một sổ tiết kiệm từ ba tháng trở lên, số tiền ít nhất 100 triệu là chắc ăn nhất. Và không nhất thiết sổ phải liên tục, có thể gửi 2 tháng rồi rút, sau đó 1 tuần 2 tuần gửi lại…
Ngoài ra, sổ tiết kiệm không phải giấy tờ duy nhất có thể chứng tỏ khả năng tài chính của bạn. Sao kê ngân hàng (thể hiện lương hàng tháng), bảng lương, hợp đồng lao động, các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng nhà, đất, tài sản giá trị như xe hơi, vàng…đều có thể dùng để chứng minh khả năng chi trả cho chuyến đi và các ràng buộc ở Việt Nam. Đó là điều nhân viên lãnh sự quan tâm khi xem xét hồ sơ của bạn.
Xem thêm: Hướng Dẫn Xin Visa Pháp (Châu Âu/Khối Schegen) Mới Nhất
5. Không Đi Đâu Cả, Bỗng Dưng Muốn Đi Mỹ, Châu Âu
Nếu bạn không phải là một người hay đi du lịch, hộ chiếu hầu như trắng trơn mà đột nhiên đòi đi các nước phát triển như Úc, Mỹ, Châu Âu, thậm chí mấy nước hơi hơi dễ hơn là Nhật, Hàn thì khả năng cao là cũng rớt.
Không phải tự dưng mà nhiều người mơ đi mấy nước phát triển, nhưng trước khi có được Visa các nước này, họ dành thời gian đi vài nước gần gần, rẻ rẻ, lấy các Visa dễ trước, rồi mới xin những Visa khó nhằn sau.
Lịch sử đi lại là yếu tố cực kỳ quan trọng khi bạn xin Visa các nước phát triển. Nó chứng tỏ với cơ quan lãnh sự rằng bạn là một người thực sự có nhu cầu du lịch và đã quen với việc đi du lịch rồi.
6. Không Biết Hồ Sơ Của Mình Có Khả Năng Đậu Hay Rớt
Nếu không chắc chắn về hồ sơ, mình khuyên bạn nên 1/ Gọi thẳng tới cơ quan lãnh sự để hỏi, 2/ Gọi tới công ty du lịch nơi bạn mua tour 3/Gọi tới các công ty chuyên về Visa (nếu bạn đi du lịch tự túc.)
Ví dụ ở công ty Freevisa của đứa em mình, nếu bạn gọi tới nhân viên sẽ phân tích xử lý hồ sơ, tư vấn miễn phí cho bạn. Những người tư vấn đều đã dày dặn kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực Visa.
Nếu bạn có ý định xin Visa lưu trú ngắn hạn như du lịch, công tác và thăm thân nhân thì đây là nơi có thể giúp bạn rất nhiều. Với Visa Mỹ, Freevisa sẽ thẩm định hồ sơ và Tư vấn (phỏng vấn thử) cho bạn trước khi bạn đến lãnh sự quán phỏng vấn chính thức.
Các Visa như: Canada có thể xin tối đa thời hạn 10 năm, Úc 3 năm, Visa Châu Âu (Schengen) 3 năm, còn Hàn, Nhật, Đài Loan, Ấn Độ thì quá phổ biến không cần nói nhiều nữa.
Ngoài tư vấn, thẩm định hồ sơ, họ có thể giúp bạn rất nhiều công đoạn khác như: dịch thuật giấy tờ, hoàn thiện hồ sơ chuyên nghiệp, nộp hồ sơ lên lãnh sự quán,…
Xem thêm: Hướng Dẫn Hồ Sơ Visa Du Lịch Hàn Quốc Theo Tour & Cá Nhân